3.2. Đại Lâm Mộc hợp và kỵ mệnh gì?
- Lư Trung Hỏa và Đại Lâm Mộc: Lư Trung Hỏa là lửa trong lò, vì thế rất cần mộc khí tương trợ để có nguồn sinh, vì thế khi hai mệnh này khi kết hợp với sau sẽ đem đến sự thành công và vượng khí.
- Đại Lâm Mộc và Đại Lâm Mộc: Đây là thế mệnh song hành – song mộc cho nên khi kết hợp thì sẽ có tính đối lập quyền lợi nhưng lại tốt cho sự phát triển, đại cát đại lợi.
- Kiếm Phong Kim và Đại Lâm Mộc: Kim khắc Mộc, tuy nhiên khi 2 nạp âm này gặp nhau thì sẽ tất thành đại khí, đặc biệt Đại Lâm Mộc sẽ trở thành vật có ích.
- Sơn Đầu Hỏa và Đại Lâm Mộc: Hai mệnh này khi gặp nhau sẽ có mối quan hệ tốt lành, phát triển lâu bền và theo ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa cho nên rất dễ để có được thành quả.
- Giản Hạ Thủy và Đại Lâm Mộc: Đây là sự kết hợp có giá trị, hứa hẹn sẽ mang đến sự thành công và may mắn cho người mang mệnh Đại Lâm Mộc.
- Bạch Lạp Kim và Đại Lâm Mộc: Tưởng rằng Kim sẽ khắc Mộc, tuy nhiên trên thực tế thì 2 mệnh này khi kết hợp lẫn nhau sẽ sinh ra nhiều lợi ích, may mắn.
- Dương Liễu Mộc và Đại Lâm Mộc: Mộc – Mộc thì sẽ tương hòa, dễ tạo nên một hệ sinh thái nhiều cây. Khi 2 nạp âm này kết hợp lẫn nhau thì sẽ mang đến vận cát lợi.
- Tuyền Trung Thủy và Đại Lâm Mộc: Thủy - Mộc tương sinh, vì thế hai mệnh này tốt đẹp vô cùng, giúp vận khí dồi dào, thu hút may mắn.
- Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc: Đây đều là 2 mệnh cây đại thụ cho nên sẽ có sự tương hỗ lẫn nhau, cùng mang vận cát lợi.
- Sơn Hạ Hỏa và Đại Lâm Mộc: Sơn Hạ Hỏa tức là lửa dưới núi nên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cây và thông thường nếu như Hỏa và Mộc kết hợp với nhau thì Hỏa bao giờ cũng có được sự phát triển và có được lợi ích tốt nhất.
- Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc: Mộc tương hòa với Mộc tuy nhiên cây trên rừng và cây ở dưới đồng bằng khó có thể mà gặp gỡ, cho nên đây là sự kết hợp hòa bình và chỉ có một số may mắn nhỏ.
- Bích Thượng Thổ và Đại Lâm Mộc: Dù cho Mộc khắc Thổ tuy nhiên 2 nạp âm này khi kết hợp với nhau thì sẽ rất tốt bởi tường vách sẽ cần đến sự hỗ trợ của gỗ tốt để tạo nên vẻ đẹp và sự vững chắc.
- Kim Bạch Kim và Đại Lâm Mộc: Kim Bạch Kim là vàng thỏi và không có liên quan tới gỗ. Do đó, nếu như 2 mệnh này kết hợp thì có thể chỉ khắc nhẹ do Kim khắc Mộc theo ngũ hành.
- Phúc Đăng Hỏa và Đại Lâm Mộc: 2 mệnh này không có sự liên quan và chúng chỉ mang lại lợi ích nhỏ khi Mộc tương sinh với Hỏa.
- Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc: Thiên Hà Thủy và Đại Lâm Mộc khi gặp nhau thì cát lợi vô cùng bởi sau mưa lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để cho cây cối phát triển xanh tốt.
- Đại Khê Thủy và Đại Lâm Mộc: Nguồn nước của suối lớn đối với cây cổ thụ rất tốt. Đã là cây to thì sẽ cần nhiều nguồn dinh dưỡng và nước. Thực tế trong khu rừng, cây lớn thường hướng về suối, bờ suối, để hút nước ngầm. Thủy sinh Mộc, hai nạp âm này hội ngộ tất cát lợi.
- Thiên Thượng Hỏa và Đại Lâm Mộc: Cây lớn cần phải có nhiều ánh sáng, cho nên Thiên Thượng Hỏa chính là một nguồn năng lượng dồi dào và vô cùng tốt cho cây phát triển, đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ mang lại điều tốt lành, thịnh vượng.